Triết lý giáo dục

1. Triết lý giáo dục : Nhân văn, Sáng tạo, Thích ứng
 
2. Ý nghĩa chung của triết lý giáo dục
Triết lý giáo dục của một trường đại học là tư tưởng chỉ đạo, xuyên suốt làm định hướng phát triển cho nhà trường. Với Triết lý “Nhân văn, Sáng tạo, Thích ứng”, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng hướng đến việc đào tạo ra những cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ vừa có kiến thức chuyên môn vững vàng, đạo đức trong sáng, lòng nhân ái và sẵn sàng tiếp nhận tinh hoa và tri thức của nhân loại, hội nhập vào môi trường làm việc đa văn hóa, đa ngôn ngữ.
 
3. Nội dung của Triết lý giáo dục:
Nhân văn: Đạo đức là cái gốc của mọi vấn đề. Đặc biệt, không có gì quan trọng hơn tính nhân văn trong môi trường giáo dục. Trường Đại học Ngoại ngữ coi trọng việc đào tạo ra những thế hệ sinh viên, học viên vừa có kiến thức chuyên sâu, vừa phải có khát vọng vươn lên, có tình yêu thương con người sâu sắc để trở thành những con người vừa có học vấn cao, vừa có văn hóa-nhân cách tốt.
 
Sáng tạo: Sáng tạo là bậc cao nhất của quá trình phát triển tư duy. Trường Đại học Ngoại ngữ hướng đến việc đào tạo ra những thế hệ sinh viên, học viên có niềm đam mê nghiên cứu khoa học, luôn biết tìm tòi và học hỏi để tìm ra tri thức mới, phương pháp giải quyết khoa học để đạt được hiệu quả cao nhất.
 
Thích ứng: Trong môi trường hội nhập quốc tế hiện nay, đòi hỏi người lao động phải có đáp ứng tốt các yêu cầu khác nhau trong mọi hoàn cảnh công tác. Trường Đại học Ngoại ngữ hướng đến việc đào tạo ra những thế hệ sinh viên, học viên có khả năng thích ứng trong mọi hoàn cảnh, không ngừng nâng cao nhận thức về văn hóa, liên văn hóa, ngôn ngữ và ngoại ngữ để hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế tri thức toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng hiện nay.
 
Các nội dung Triết lý giáo dục của Trường Đại học Ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu đổi mới của đất nước, đáp ứng được yêu cầu của người học và sự kỳ vọng của xã hội. Triết lý Giáo dục của Trường Đại học Ngoại ngữ là kim chỉ nam cho mọi hoạt động giáo dục của Nhà trường.
 
 
 Print