Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng báo cáo tại Hội nghị chuyên đề quốc tế thường niên về dạy học ngoại ngữ lần thứ 8 tại Indonesia.

Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng báo cáo tại Hội nghị chuyên đề quốc tế thường niên về dạy học ngoại ngữ lần thứ 8 tại Indonesia.

Updated : 2017/10/26

Từ ngày 18-19/10/2017, Trung tâm SEAMEO QITEP in LANGUAGE, Indonesia tổ chức Hội nghị chuyên đề quốc tế thường niên về dạy học ngoại ngữ lần thứ 8 (the eighth Annual International Symposium of Foreign language Learning) với chủ đề “Hỗ trợ tăng cường kỹ năng tư duy phản biện thông qua việc giảng dạy ngôn ngữ”.

Hội nghị đã thu hút hơn 200 đại biểu là các nhà nghiên cứu, các chuyên gia, giảng viên tiếng Anh đến từ các trường Đại học, Cao đẳng khu vực Đông Nam Á.
 
Các báo cáo viên tại Hội nghị
 
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tham gia thảo luận các chủ đề, chia sẻ các kinh nghiệm cũng như các kết quả nghiên cứu liên quan đến việc dạy và học ngoại ngữ. Hội thảo tập trung vào những chủ đề chính: tính đổi mới, tính ứng dụng và tính bền vững trong việc giảng dạy tiếng Anh.
 
TS. Trần Hữu Phúc - Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHĐN trình bày báo cáo tại phiên toàn thể của Hội nghị.
 
Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng là một trong 4 báo cáo viên phiên toàn thể * tham dự Hội nghị với báo cáo “Tư duy phản biện trong việc học tiếng Anh - Từ thiết kế chương trình học đến thực hành giảng dạy” do nhóm tác giả TS. Trần Hữu Phúc - Hiệu trưởng và TS. Lê Thị Giao Chi - Trưởng Khoa Sư phạm Ngoại ngữ, Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHĐN nghiên cứu và công bố tại Hội nghị.
 
Phó Giám đốc Trung tâm SEAMEO QITEP in LANGUAGE trao chứng nhận báo cáo phiên toàn thể (keynote speaker) cho TS. Trần Hữu Phúc
 
Báo cáo của Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng đã nhận được sự quan tâm rộng rãi của các thành viên trong Hội nghị nhờ tính ứng dụng cao, nội dung phong phú về các loại hình hoạt động mô phỏng, tích hợp trong xây dựng chương trình đào tạo và hoạt động dạy học nhằm tăng cường năng lực tư duy phản biện cho sinh viên.
 
Các báo cáo viên phiên toàn thể trao đổi với cử tọa tại Hội nghị
 
Các báo cáo viên phiên toàn thể và Ban Giám đốc Trung tâm SEAMEO QITEP in LANGUAGE tại Hội nghị
 
Chú thích:
* Các báo cáo viên phiên toàn thể đến từ Việt Nam, Singapore, Malaysia và Cộng hòa Liên Bang Đức (Viện Goethe)
 
 
Tóm tắt (Abstract) báo cáo của Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng (nội dung Tiếng Việt & Tiếng Anh)
 
TƯ DUY PHẢN BIỆN TRONG VIỆC HỌC TIẾNG ANH -
TỪ THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH HỌC ĐẾN THỰC HÀNH GIẢNG DẠY
Trần Hữu Phúc
Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng
 
Tư duy phản biện từ lâu đã trở thành một chủ đề nhận được nhiều quan tâm trong giáo dục đại học, và gần đây, tầm quan trọng của tư duy phản biện càng được nâng lên khi áp dụng vào phương pháp giảng dạy ngôn ngữ hiện đại. Các nhà nghiên cứu và các chuyên gia về giáo dục đã rất chú trọng đến việc ứng dụng tư duy phản biện trong giảng dạy ngoại ngữ nhằm làm giàu thêm kinh nghiệm học tập và nâng cao khả năng trí tuệ của người học trong quá trình giao tiếp và tương tác ngôn ngữ.
 
Trong bối cảnh toàn cầu hoá và quốc tế hoá, nguồn tri thức và kinh nghiệm chuyên môn được chia sẻ và ngày càng lan rộng trên nhiều quốc gia, mục tiêu của giáo dục đại học không chỉ để đào tạo ra những sinh viên tốt nghiệp có kỹ năng làm việc mà còn đào tạo ra những con người có tư duy phản biện nhằm giúp những sinh viên này duy trì và phát triển trong môi trường làm việc đầy những thách thức. Những tiến bộ trong công nghệ và những thay đổi về kỹ năng làm việc khiến cho khả năng tư duy ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Kỹ năng tư duy phản biện đã trở thành yếu tố thiết yếu trong nhiều lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là khi các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đại học liên tục xếp tư duy phản biện cùng kỹ năng học tập suốt đời là những thuộc tính quan trọng của sinh viên tốt nghiệp, cũng như là các tiêu chí đánh giá quan trọng trong giáo dục đại học. Là một trong những thuộc tính quan trọng trong chương trình giáo dục ngôn ngữ nhằm nâng cao khả năng làm việc của sinh viên khi ra trường, việc phát triển các kỹ năng về tư duy phản biện có mối quan hệ mật thiết với việc nâng cao trình độ ngôn ngữ của người học (Rashid & Hashim, 2008).
 
Bài báo này đánh giá lại tầm quan trọng của việc áp dụng tư duy phản biện trong giảng dạy ngoại ngữ và thảo luận những khả năng tích hợp tư duy phản biện trong giáo dục ngoại ngữ từ thiết kế chương trình học đến thực hành giảng dạy. Bài báo xác định sự cần thiết phải gắn tư duy phản biện vào trong chương trình giảng dạy ngôn ngữ như một chuẩn đầu ra quan trọng, từ đó xây dựng mối quan hệ đồng chuẩn với thực tiễn lớp học thông qua giảng dạy trực tiếp và học dựa trên các nhiệm vụ (task-based), cũng như xây dựng phương thức đánh giá làm thước đo khả năng giảng dạy tư duy phản biện thông qua các loại hình học tập thực nghiệm mô phỏng, hồ sơ thực hành viết, và học tập theo hình thưc làm đề án. Những kinh nghiệm sinh động từ thực tiễn dạy và học tiếng tại Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng ở Việt Nam sẽ là thực tế phản ánh khả năng có thể tích hợp tư duy phản biện trong việc dạy và học tiếng Anh.
 
Critical Thinking in Language Learning - from Curriculum Design to Instructional Practice
Tran Huu Phuc
University of Foreign Language Studies
The University of Da Nang, Vietnam
 
Critical thinking has long been a topic of interest in the higher education academia and recently assumed increasing importance role in modern language teaching methodology. Educational researchers and practitioners have paid due interest in the applicability of critical thinking in foreign language teaching for enhanced learning experience and higher level of intellectuality of students in their process of meaning making and communication.
 
In the context of increasing globalization and internationalization with flow of knowledge and expertise increasingly shifting across borders, the goal of higher education is not only to produce workable graduates but also to create critical thinkers who can sustain and thrive in the highly challenging workplace. Advances in technology and changes in workplace skills as such have made the ability to think critically more important than ever. Critical thinking skills have thus become an essential element in several educational contexts, especially when quality standards of higher education constantly list critical thinking together with lifelong learning skills as important graduate attributes and assessment criteria in higher education. As one of the important graduates’ attributes in language education curriculum for enhanced employability of students, developing critical thinking skills has close relationship with improving language proficiency among undergraduates (Rashid & Hashim 2008).
 
This paper revisits the importance of embracing critical thinking in foreign language teaching and discusses the possibilities of integrating critical thinking in foreign language education from curriculum design to instructional practice. It states the necessity of embedding critical thinking as integral in the language curriculum as an important learning outcome, which then needs to be constructively aligned with classroom practice through direct instruction and task-based learning, and proceeds with assessment tasks that measure the teach ability of critical thinking through different types of experiential learning-simulations, writing portfolios, and project-based learning. The experiences at UFLS-UD in Vietnam will be drawn as reflective practice of how critical thinking can be applicable in the real context of English teaching and learning.
 
Keywords: critical thinking, curriculum design, instructional practice, constructive alignment, assessment