Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng tham dự Hội thảo quốc tế AsiaCALL lần thứ 18
Updated : 2021/11/26
Trong hai ngày 26 và 27/11/2021, PGS.TS. Nguyễn Văn Long - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng đã tham dự và báo cáo với tư cách là diễn giả toàn thể tại Hội thảo quốc tế AsiaCALL lần thứ 18.
Đây là Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tuyến do Trường Đại học Hoa Sen phối hợp cùng Tổ chức AsiaCALL đồng tổ chức. Hội thảo thu hút đông đảo các nhà khoa học, chuyên gia, giảng viên, sinh viên tại các nước Châu Á tham dự, là nơi để giảng viên, các nhà khoa học giao lưu, trao đổi ý tưởng, phương pháp, kết quả nghiên cứu kết hợp với chia sẻ kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy ngoại ngữ trong thời đại công nghệ 4.0.
Với chủ đề chính là “Học tập ngôn ngữ với sự trợ giúp của máy tính ở châu Á và thế giới trong kỷ nguyên COVID và hậu COVID: Công nghệ trong giảng dạy ngôn ngữ”, PGS.TS. Nguyễn Văn Long đã trình bày báo cáo tại phiên toàn thể với chủ đề “Khả năng thích ứng với cuộc khủng hoảng COVID-19: Vai trò của các bên liên quan”.
PGS.TS. Nguyễn Văn Long - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHĐN (góc phải phía dưới) báo cáo trực tuyến tại Hội thảo
Báo cáo là kết quả nghiên cứu khảo sát của Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHĐN trong quá trình chuyển đổi từ cách tiếp cận tổng thể, từ các chính sách của một cơ sở giáo dục sang thực hiện các mục tiêu thông qua những thay đổi về đội ngũ hành chính, cán bộ hỗ trợ và giảng viên, nhằm chuyển dịch từ đào tạo trực tiếp sang trực tuyến để thích ứng với những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra.
Kết quả của nghiên cứu cũng nêu bật những thay đổi lớn trong quản lý hành chính và giảng dạy ngoại ngữ cho sinh viên như xây dựng một loạt chính sách, thành lập các nhóm phản hồi và triển khai công nghệ thông tin trong hệ thống giáo dục về lâu dài, lập kế hoạch bài giảng, hỗ trợ sinh viên liên tục và chủ động giải quyết vấn đề trong quá trình giảng dạy. Ngoài ra, những sáng kiến của cán bộ, giảng viên Nhà trường cũng được PGS.TS. Nguyễn Văn Long chia sẻ trong báo cáo.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid còn diễn biến phức tạp, nghiên cứu của Nhà trường sẽ cung cấp những bài học thực tế và phù hợp để thích ứng với giảng dạy trực tuyến các ngành ngôn ngữ.
Diễn ra trong hai ngày 26 và 27/11, ngoài chủ đề chính đã nêu ở trên, Hội thảo cũng là diễn đàn để các nhà khoa học, giảng viên chia sẻ về các lĩnh vực bao gồm: Sự phát triển trong khoa học thần kinh; sự phát triển trong dạy và học trên thiết bị di động; Học tập hợp tác và/hoặc tương tác với công nghệ; Thực hành Dạy và Học với công nghệ truyền thông xã hội; Học trực tuyến và những thách thức; Vai trò của người dạy và người học trong học tập qua công nghệ trung gian; Bồi dưỡng giáo viên và tích hợp công nghệ; Học tập dựa trên trò chơi kỹ thuật số; Cộng đồng ảo và việc thực hành giảng dạy; Những công nghệ dành để bồi dưỡng giáo viên; Tạo và/hoặc quản lý môi trường dạy-học trực tuyến; Những bước phát triển mới trong phương pháp sư phạm và/hoặc nội dung cho việc giảng dạy ngoại ngữ cùng với công nghệ; Công nghệ & việc thực hành đánh giá; Dạy và học đa phương tiện; Những thách thức và/hoặc cải cách trong việc sử dụng công nghệ đối với từng quốc gia, vùng lãnh thổ và quốc tế; văn hóa mạng, bản sắc và ngôn ngữ; kết hợp việc học tập và công nghệ; Ngôn ngữ và ngôn ngữ học; Giáo dục,…
- Tiếp đón Trường Nhân văn và Nghệ thuật, Đại học Quốc gia Andong, Hàn Quốc (29/11/2024)
- Ký kết thỏa thuận hợp tác với công ty Nakayama Agency, Nhật Bản (29/11/2024)
- Tiếp đón và làm việc với Trưởng đại diện Quỹ Korea Foundation (29/11/2024)
- Tuyên dương và Khen thưởng Sinh viên Huỳnh Thị Thanh Thủy đăng quang Hoa hậu Quốc tế 2024 (27/11/2024)
- Tiếp đón Công ty TNHH Tầm Nhìn Thế Kỷ (25/11/2024)
- Cuộc thi Hùng biện tiếng Nhật 2024 (23/11/2024)